Huyện Quỳ Hợp hiện có hơn 2.780 ha cam, trong đó có hơn 1.200ha bước vào giai đoạn kinh doanh. Cam Quỳ Hợp được tập trung chủ yếu ở các xã Minh Hợp 1.945 ha, Văn Lợi 378 ha, Nghĩa Xuân 220 ha, Châu Đình 118ha, Hạ Sơn 123 ha và rải rác một số diện tích ở các xã khác trong huyện.
Năm 2007, cam Quỳ Hợp được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Cam Vinh”. Tuy vậy, về khách quan cho thấy tình hình sản xuất cam còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Chất lượng giống chưa bảo đảm nên sản phẩm không đồng đều về hình dạng, màu sắc, kích thước cũng như chất lượng. Bên cạnh đó thị trường bị thả nổi nên cam Quỳ Hợp lẫn lộn với cam khác cho nên chưa đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường...
Cam Vinh là tên của một loại trái cây thuộc chi Cam chanh. Cam Vinh quả tròn đều, mọng nước, vàng đều. Màu vàng của cam Vinh là màu vàng tươi chanh pha với màu xanh, chứ không phải màu vàng da cam. Kể cả phần tép cam cũng vàng nhẹ chứ không phải màu vàng cam.
Cam Vinh chỉ thu hoạch từ tháng 9 âm lịch tới sau Tết.
Cam Vinh là một trong những cây trồng truyền thống chủ lực và là sản phẩm đặc sản của tỉnh Nghệ An. Ảnh: Quang An
Có ba giống cam quả ở tỉnh Nghệ An được mang chỉ dẫn địa lý “Vinh”. Đó là giống cam Xã Đoài, cam Vân Du và cam Sông Con trồng trên địa bàn các xã Nghi Diên, Nghi Hoa (thuộc huyện Nghi Lộc); Hưng Trung (thuộc huyện Hưng Nguyên), Nghĩa Bình, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Hồng, Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn (thuộc huyện Nghĩa Đàn); Minh Hợp (thuộc huyện Quỳ Hợp) và Tân An, Tân Long, Tân Phú (thuộc huyện Tân Kỳ).
Trong đó Cam Vinh được trồng trên địa bàn Xã Minh Hợp – Huyện Quỳ Hợp – Tỉnh Nghệ An được trồng trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp chăm bón của VIETGAP (tiêu chuẩn nhằm sản xuất cam sạch, chất lượng cao và hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón và các chất hóa học độc hại). Đặc biệt, cam trước khi thu hoạch từ 3 – 6 tháng không sử dụng bất kể loại thuốc bảo vệ thực vật nào, không sử dụng các chất kích thích và chất bảo quản không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện nay giống cây cam Vinh cũng được một vài địa phương như Hưng Yên, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang,… đem về trồng trọt cấy ghép. Tuy vậy, đây cũng không phải cam Vinh. Chứng nhận chỉ dẫn địa lý yêu cầu phải đúng đất, đúng nước, đúng kỹ thuật... thì mới được công nhận.
Với phương châm lấy chất lượng làm uy tín để hoạt động bền vững, chúng tôi luôn đề ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe trong việc phân phối sản phẩm CAM VINH. Qua đó, mong muốn phục vụ cộng đồng những sản phẩm tốt nhất, tạo uy tín và làm cơ sở cho việc phát triển của CAM VINH.
Trong thập niên 70 và 80, cam Vinh được xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa như Nga, các nước Đông Âu. Đến thời mở cửa, cam Vinh không còn được xuất khẩu nhiều nữa, thương hiệu dần mất đi trên thị trường trường quốc tế. Tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn đang là loại đặc sản có tiếng.