Quýt đường là một loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Không những múi quýt tốt mà vỏ quýt cũng được tận dụng làm các bài thuốc trong đông y. Đây cũng là món tráng miệng thanh mát sau mỗi bữa cơm, được nhiều bà nội trợ tin dùng.
Trong trái quýt đường chứa chất xơ, lipid, vitamin, khoáng chất, axit hữu cơ,… giúp phòng ngừa các bệnh huyết áp, cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, giảm stress, tăng cường thể lực, sức đề kháng. Đồng thời vỏ, xơ hay thậm chí là hạt quýt đường cũng có ích cho y học. Cụ thể là chữa được rất nhiều chứng bệnh như đau đầu, ho đờm, say xe, cảm,… Vì thế, thêm quýt vào thực đơn của bạn sẽ giúp cung cấp đủ năng lượng và vitamin cho một ngày dài làm việc và học tập.
A. Đặc điểm hình thái:
- Thân, tán, lá: Cây gỗ nhỏ, dáng đều, thân và cành có gai. Lá đơn mọc so le, phiến lá hình ngọn giáo kẹp có khớp, trên cuống lá có viền mép.
- Hoa, quả, hạt: Hoa nhỏ, màu trắng mọc ở mép lá. Trái dạng tròn, vỏ mỏng, màu xanh đến xanh vàng, dễ bóc vỏ, thịt trái màu cam ngọt.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
- Phù hợp với tất cả các loại đất (trừ đất phèn, đất ngập nước), đặc biệt là đất thoát nước tốt.
- Cây Quýt Đường cho thu nhập cao, thích nghi rộng, dễ chăm sóc, đầu tư thấp, vì vậy bà con nông dân có ít đất sản xuất nên quan tâm đến mô hình này. Đây là giống cây cho năng suất cao, chất lượng ngon, ngọt đậm, hiệu quả kinh tế cao.
Những lưu ý khi chọn và bảo quản quýt đường
- Khi mua quýt đường, bạn không nên chọn những quả da căng nhưng ít đàn hồi. Khi cầm cảm thấy cứng và không mềm tay, vì đây là những quả còn non hoặc ít nước.
- Đừng chọn trái quá to hay quá căng mọng quá vì đây là những trái đã bị bón nhiều đạm khi gieo trồng, không thơm và ít ngọt hơn.
- Nên chọn quả quýt đường có độ rám một chút, có độ đàn hồi, không bị dập nát, cuống còn tươi, không bị rụng cuống.
- Không nên chọn quả có mùi hắc
- Trước khi ăn, bạn nên ngâm trong nước muối khoảng 30 phút để hạn chế hóa chất tồn dư có trong quýt.
- Cách bảo quản: Có thể ngâm quýt trong nước muối loãng, sau đó vớt ra, để ráo cho vào túi buộc chặt. Hay cũng có thể gói quýt trong túi nhựa có lỗ rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.
Những lưu ý khi sử dụng quýt đường
- Quýt chứa nhiều axit và vitamin C, K nên các loại thuốc có thành phần sulfa, spironolactone hay dược phẩm bổ sung kali, thì tuyệt đối không được ăn quýt.
- Những người mới phẫu thuật đường tiêu hóa (dạ dày, ruột), ở các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí các vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết… nếu ăn các loại quả quýt cũng phải thận trọng. Bởi tính axit cao nên không ăn quýt để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ bị tổn thương.
- Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, khiến bạn tiết nhiều dịch đờm hơn.
- Không nên ăn quýt sau khi ăn củ cải vì dễ gây ảnh hưởng xấu cho tuyến giáp.
- Không dùng vỏ quýt để hãm trà vì một số loại đã được ngâm chất bảo quản nên không tốt cho sức khỏe.
- Không nên ăn quýt trước bữa cơm và khi đói, bởi quýt chứa axit dễ làm tổn thương dạ dày.